Mục lục bài viết
Mỗi năm, Việt Nam đón nhận khá động lượng công dân Đức nhập cảnh vào nước với nhiều mục đích khác nhau như làm việc, đầu tư thương mại, du học, du lịch hay thăm người thân. Vậy người Đức vào Việt Nam có cần xin thị thực không? Nếu có thì làm cách nào để xin visa Việt Nam cho người Đức được và cách nào được đánh giá là nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nhất. Nếu đang băn khoăn về những vấn đề trên bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Quyết định MỚI nhất về visa Việt Nam cho người Đức
Theo Nghị quyết số 54/NQ-CP thì công dân Đức được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn cư trú không quá 15 ngày. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, từ ngày 12/03/2020 chính phủ Việt Nam quyết định tạm ngừng chính sách miễn thị thực đối với công dân Đức nhập cảnh Việt Nam ở bất kỳ mục đích nào.
Như vậy, tại thời điểm hiện nay tất cả công dân Đức muốn nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải xin visa Việt Nam hợp lệ. Ngoài visa, điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam, người Đức cần đảm bảo:
– Hộ chiếu Đức còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam
– Hộ chiếu Đức phải còn ít nhất 02 trang trống để dán tem visa và đóng dấu.

Xin visa Việt Nam cho người Đức bằng cách nào? Ưu – Nhược điểm của từng cách
Thủ tục xin visa Việt Nam cho công dân Đức hoặc những người mang hộ chiếu công dân Đức đang ngày càng đơn giản hóa nhằm giúp người Đức xin visa thuộc diện thăm thân, lao động, du lịch, du học hay đầu tư thương mại thuận tiện hơn trong việc làm hồ sơ, xin giấy tờ…
Tính đến thời điểm hiện nay, có 3 cách có thể xin visa Việt Nam cho người Đức hoặc những người mang hộ chiếu công dân Đức tại nước ngoài.
Cách 1: Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán nước sở tại
Đây là cách xin thị thực Việt Nam được biết đến từ rất lâu. Nếu bạn đang ở Đức thì có thể nộp hồ sơ xin visa Việt Nam tại văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Nếu bạn là công dân Đức nhưng hiện tại đang cư trú ở quốc gia khác thì bạn vẫn có thể đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam đặt tại nước sở tại.
Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đức:
– Đại sứ quán Việt Nam ở Đức:
+ Địa chỉ: Elsenstrasse 03, 12435 Berlin-Treptow
+ Điện thoại: +49-30-53630108/+49-1718387246
+ Email: sqvnberlin@t-online.de, vnemb.de@mofa.gov.vn
– Tổng lãnh sứ quán Việt Nam ở Phrăng-Phuốc (Đức):
+ Địa chỉ: Villa Hanoi, Kennedy-Allee 49, 60596 Frankfurt/M
+ Điện thoại: +49-69-79533650/+49-69-71675039
+ Email: tlsqvietnam_frankfurt@mofa.gov.vn/ gkvietnam_frankfurt@mofa.gov.vn
Ưu điểm: Với cách này bạn có thể xin được mọi loại visa Việt Nam như: visa du lịch, đầu tư, lao động, visa công tác, thăm thân…
Nhược điểm: Mất khá nhiều thời gian và công sức cho người Đức muốn xin visa Việt Nam do phải di chuyển cũng như phải chờ đợi khá lâu để được xét duyệt hồ sơ.
Cách 2: Xin visa Việt Nam cho người Đức theo hình thức visa điện tử (E-VISA)
Xin thị thực điện tử E Visa là một trong những chính sách mới của chính phủ Việt Nam nhằm rút ngắn thủ tục xin visa. Hình thức này đã được áp dụng cho hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Đức.

Với cách xin visa Việt Nam này, bạn chỉ cần vào trang chủ của E Visa, đăng nhập và điền đầy đủ các thông tin, sau đó làm theo các bước như hướng dẫn và nhận kết quả trực tuyến.
Ưu điểm:
+ Đơn giản hơn hình thức xin visa Việt Nam cho người Đức ở trên, vì bạn chỉ cần nhập thông tin chính xác và chờ duyệt.
+ Chi phí rẻ do rút bớt được một số công đoạn, không mất công đi lại.
Nhược điểm:
+ Giao diện website đang trong giai đoạn thử nghiệm nên còn khó sử dụng, không thân thiện với người dùng.
+ Chỉ áp dụng đối với một vài loại visa.
+ Thời gian chờ xét duyệt lâu hơn các cách xin visa Việt Nam khác.
Cách 3: Xin Visa Việt nam online – Visa Việt Nam tại sân bay
Loại visa này còn được gọi là Visa nhập cảnh sân bay Việt nam (VOA). Đa phần du khách người Đức qua Việt Nam đều di chuyển bằng đường hàng không vì thế đây được đánh giá là cách xin visa Việt Nam cho người Đức tiện lợi, đơn giản nhất.

Thủ tục xin visa Việt Nam tại sân bay
Bước 1: Nộp đơn xin visa online
Nhập các thông tin bắt buộc vào tờ khai xin visa online như: họ tên, số hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu, ngày sinh, ngày xuất nhập cảnh sau đó thanh toán phí dịch vụ.
Bước 2: Nhận công văn chấp thuận thị thực
Khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được công văn cho phép nhập cảnh qua email trong vòng 2 ngày (đối với visa du lịch) hoặc 7 ngày làm việc (đối với visa du lịch), hoặc nhanh hơn nếu bạn chọn dịch vụ visa siêu khẩn.
Bước 3: Dán tem visa khi đến sân bay Việt Nam
Khi hạ cánh xuống sân bay, du khách Đức đến phòng làm thủ tục cấp visa tại chỗ để tiến hành các thủ tục nhận visa và dán tem visa theo quy định.
Ưu điểm: Nhanh chóng, không cần chờ đợi lâu, khả năng được cấp visa cao nhất.
Nhược điểm: Chỉ có thể dán tem visa tại sân bay quốc tế Việt Nam.
Như vậy, dù bạn lựa chọn cách nào để xin visa Việt Nam cho người Đức thì cũng có những yêu cầu về giấy tờ pháp lý, thủ tục hành chính. Và nếu bạn chưa đủ tự tin về vấn đề này, không biết Tiếng Việt và lo lắng hồ sơ chuẩn bị có bị thiếu, có hợp lệ hay không? Để xóa bỏ mọi nỗi lo đó công dân Đức có thể lựa chọn dịch vụ xin visa nhập khẩu Việt Nam tại dịch vụ visa Việt Uy Tín.
Đến với chúng tôi bạn không cần phải chuẩn bị hồ sơ, không phải đi lại nhiều lần, không phải lo hồ sơ xin visa có đậu không vì Việt Uy Tín sẽ thay bạn thực hiện mọi thủ tục với cam kết đậu visa 100%. Kể cả những trường hợp khó, cần visa khẩn chỉ sau 2-3h.