Mục lục bài viết
Với E visa Việt Nam bạn không cần mất công chuẩn bị nhiều giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian công sức cho việc đi lại nộp hồ sơ và chờ kết quả. Bạn hoàn toàn có thể xin e visa Việt Nam hay thị thực điện tử Việt Nam ở bất cứ đâu chỉ với vài thao tác đơn giản trên máy tính, điện thoại. Trong bài viết này visa Việt Uy Tín sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn cách xin thị thực điện tử Việt Nam chi tiết. Cùng theo dõi nhé!
Visa điện tử Việt Nam là gì?
Visa điện tử Việt Nam hay còn gọi là E-Visa Việt Nam là viết tắt của từ “Electronic Visa” là một loại thị thực mới được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử thay vì dán vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
Thị thực này cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, thăm thân, công tác, đầu tư. Có giá trị tương đương như visa xin trực tiếp tại Đại Sứ Quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hay xin tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.

Bạn cần lưu ý rằng, những thông tin cung cấp phải đúng sự thật. Mọi thông tin sai lệch đều ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xin visa của bạn. Nếu các thông tin hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ cấp visa điện tử cho bạn.
Thời hạn e visa Việt Nam
Theo quy định mới nhất hiện nay đã được Quốc hội Việt Nam thông qua. Kể từ ngày 15/08/2023, nâng thời hạn thị thực điện tử Việt Nam từ 30 ngày lên 90 ngày có giá trị sử dụng 01 lần hoặc nhiều lần.
Quy định mức thời hạn e visa Việt Nam được ghi chi tiết trên kết quả xin thị thực của bạn.
Ưu điểm của E-visa Việt Nam
E visa Việt Nam được xem là hình thức cấp thị thực hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay với những ưu điểm nổi bật như:
- Mọi thủ tục đều được thực hiện hoàn toàn trực tuyến
- Hồ sơ xin e visa Việt Nam khá đơn giản, không quá phức tạp so với các loại visa khác
- Các thao tác đăng ký, điền thông tin xin e-visa Việt Nam dễ dàng thực hiện
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí sử dụng cho việc đi lai nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Có thể tự theo dõi và tra cứu kết quả xin visa trực tuyến tại trang thông tin cấp thị thực điện tử thông qua mã điện tử
Ngoài ra, còn rất nhiều ưu điểm khác giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhưng lưu ý rằng, e visa Việt Nam hiện nay không được phép gia hạn. Vì vậy, nếu hết thời hạn visa, bạn phải tiến hành làm thủ tục xuất cảnh rời khỏi Việt Nam. Hoặc xin visa Việt Nam mới với mục đích phù hợp.
Đối tượng được cấp visa điện tử Việt Nam
Trước đây, theo quy định của Luật xuất nhập cảnh Việt Nam áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân nước ngoài nằm trong danh sách 80 quốc gia trên thế giới được cấp E-visa Việt Nam ở nhiều mục đích nhập cảnh như du lịch, thăm thân, đầu tư thương mại, du học, lao động hay kết hôn… với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
Hiện nay, Theo quyết định của Chính phủ Việt Nam thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử Việt Nam
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam áp dụng cấp thị thực điện tử cho tất cả công dân các nước và vùng lãnh thổ, danh sách các nước bao gồm:
Châu lục | Khu vực | Tên quốc gia |
Châu Á | Đông Á | Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Macau, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan |
Đông Nam Á | Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Singapore | |
Nam Á | Các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Iran, Pakistan và Sri Lanka | |
Tây Á | Ả Rập Xê Út, Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Georgia, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestine, Qatar, Síp, Syria Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen | |
Trung Á | Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan | |
Châu Âu | Bắc Âu | Estonia, Đan Mạch, Ireland, Lithuania, phần Lan, Anh, Iceland, Latvia, Na Uy, Thụy Điển |
Nam Âu | Hy Lạp, Andorra, Bosnia, Herzegovia, Macedonia, Montenegro, Serbia, Tây Ban, Nha, Ý, Albania, Bồ Đào Nha, Croatia, Malta, San Marino, Slovenia, Thành Vatican | |
Đông Âu | Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Hungary, Romania, Ukraine | |
Tây Âu và Trung Âu | Áo, Đức, Liechtenstein, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp | |
Châu Mỹ | Bắc Mỹ | Bermuda, Canada, Hoa Kỳ, Saint Pierre và Miquelon |
Mỹ Latinh và Caribe | Quần đảo Virgin thuộc Anh, Anguilla, Antigua và Barbuda, Antilles thuộc Hà Lan, Argentina, Aruba, Bahamas, Barbados, Belize, Bolivia, Bonaire, Brazil, Chile, Colombia, Cộng hòa Dominican, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, El Salvador, Grenada, Guadeloupe, Guatemala, Guyana thuộc Pháp, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Martinique, Mexico, Montserrat, Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Quần đảo Cayman, Quần đảo Falkland, Quần đảo Turks và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Saint-Barthélemy, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Martin, Saint Vincent và Grenadines, Sint Maarten, Suriname, Trinidad và Tobago, Uruguay, Venezuela | |
Nam Mỹ | Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana thuộc Pháp, Guyana, Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Paraguay, Peru, Quần đảo Falkland, Suriname, Uruguay, Venezuela | |
Trung Mỹ | Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama | |
Các nước vùng biển Caribe | Quần đảo Virgin thuộc Anh, Anguilla Antigua và Barbuda, Antilles thuộc Hà Lan, Aruba, Bahamas, Barbados, Bonaire, Cộng hòa Dominican, Cuba, Dominica, Grenada, Guadeloupe, Haiti, Jamaica, Martinique, Montserrat, Puerto Rico, Quần đảo Cayman, Quần đảo Turks và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Saint-Barthélemy, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Martin, Saint Vincent và Grenadines, Sint Maarten, Trinidad và Tobago | |
Châu Đại Dương (Châu Úc) | Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Tonga, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Fiji, Vanuatu, Quần đảo Solomon, Kiribati, Palau, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa) | |
Châu Phi | Bắc Phi | Ai Cập, Algeria, Libya, Ma-rốc, Sudan, Tây Sahara, Tunisia |
Đông Phi | Burundi, Comoros, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique, Nam Sudan, Réunion (Pháp), Rwanda, Seychelles, Somalia, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe | |
Nam Phi | Botswana, Lesotho, Nam Phi, Namibia, Swaziland | |
Tây Phi | Bénin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Cape Verde, Gambia Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Mauritania, Nigeria, Niger, Saint Helena, Senegal, Sierra Leone, Togo | |
Trung Phi | Angola, Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ, Congo Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Chad | |
Châu Phi hạ Sahara | Angola, Benin, Bờ Biển Ngà, Botswana, Burundi, Burkina Faso, Cameroon, Cape Verde, Comoros, Cộng hòa Congo Cộng hòa dân chủ, Congo Cộng hòa Trung Phi, Djibouti, Guinea Xích đạo, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Nam Phi, Nam Sudan, Namibia, Nigeria, Niger, Réunion (Pháp), Rwanda, Saint Helena, São Tomé và Príncipe, Chad, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Swaziland, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia, Zimbabwe |
Danh sách cửa khẩu chấp nhận nhập cảnh cho người nước ngoài bằng e visa Việt Nam
Không phải bất cứ địa điểm nào cũng được phép sử dụng e visa nhập cảnh Việt Nam. Người nước ngoài khi sử dụng thị thực điện tử được phép nhập cảnh vào Việt Nam qua những địa điểm sau đây, có hiệu lực từ ngày 15/08/2023:
Loại cửa khẩu | Địa điểm |
Cửa khẩu sân bay |
|
Cửa khẩu đường bộ |
|
Cảng biển |
|
Điều kiện được cấp E-visa Việt Nam
Người nước ngoài muốn xin visa điện tử Việt Nam để nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam cần phải đảm bảo được những điều kiện cơ bản sau:
- Người ngoại quốc xin visa nhập cảnh thuộc 1 trong những mục đích: du lịch, thương mại, lao động, đầu tư hoặc kết hôn
- Người ngoại quốc đang ở quốc gia khác không có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn ít nhất 6 tháng trước khi làm thủ tục xin thị thực Việt nam
- Không thuộc các trường hợp cấm nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Mặc dù hiện nay e visa Việt Nam được cấp cho hầu hết công dân các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo các điều kiện trên để xin được thị thực Việt Nam thành công.
Hướng dẫn cách xin visa điện tử Việt Nam cho người nước ngoài
E-visa do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho người nước ngoài thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Người sở hữu visa điện tử Việt Nam được phép nhập cảnh duy nhất 1 lần vào Việt Nam và lưu trú trong thời gian không quá 90 ngày.
Đương đơn là người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam có thể tự thực hiện thủ tục xin thị thực E-visa hoặc thông qua doanh nghiệp bảo lãnh.
Trình tự xin visa điện tử nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử để khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử
Truy cập trang web: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/
Bấm vào ô vuông xác nhận đã đọc kỹ hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và chuyển tiếp sang trang tiếp theo.

Bước 2: Nhận mã hồ sơ điện tử và nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp visa điện tử và lệ phí, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Bước 3: Đương đơn sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả. Trường hợp được cấp E-visa Việt Nam thì sử dụng mã hồ sơ điện tử để in thị thực điện tử theo Mẫu số 02.
Tra cứu hồ sơ tại đây: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/tra-cuu-ho-so
E visa Việt Nam phí bao nhiêu?
Phí cấp thị thực điện tử Việt Nam được nộp qua cổng thanh toán điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định. Hiện nay mức lệ phí được quy định như sau:
Loại visa | Số lần nhập cảnh | Mức lệ phí |
E visa Việt Nam | 1 lần | 25$ |
E visa Việt Nam | Nhiều lần | 50$ |
Lưu ý:
- Lệ phí xin e visa Việt Nam không được hoàn trả lại trong bất kỳ trường hợp nào
- Mức phí có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm bạn xin e visa Việt Nam
- Mức phí nêu trên áp dụng đối với 1 đương đơn
- Hiện nay Việt Nam không áp dụng xin e visa Việt Nam theo nhóm
Trên đây là những thông tin chi tiết giới thiệu về visa điện tử Việt Nam, nếu bạn có nhu cầu xin visa Việt Nam theo diện này nhưng chưa nắm rõ hết các thủ tục, quy trình thì có thể liên hệ với chuyên gia tại Việt Uy Tín để được tư vấn cụ thể hơn. Các chuyên gia của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm về dịch vụ tư vấn visa xuất cảnh và visa nhập cảnh dịch vụ uy tín với thời gian nhanh chóng, đúng hẹn, không làm khách hàng thất vọng.