Mục lục bài viết
Bạn đang có ý định du học, công tác, thăm thân nhân hay du lịch nước ngoài, hay Việt Nam và cần xin visa nhập cảnh. Nhưng bạn băn khoăn không biết thời hạn của visa nhập cảnh Việt Nam trong bao lâu và số lần được đi lại, xuất nhập cảnh cũng như thời gian lưu trú như thế nào ở từng loại visa? Bài viết hôm nay dịch vụ Visa Việt Uy Tín sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Thời hạn của visa nhập cảnh là gì?
Theo quy định chung của quốc tế thì thời hạn của visa là khoảng thời gian mà người nước ngoài có quyền được tạm trú, xuất nhập cảnh tại đất nước mà mình không có quốc tịch. Thời hạn của thị thực sẽ được ghi trên tờ visa được cấp hoặc được mã điện tử tùy vào quy định của mỗi quốc gia trên thế giới.
Cụ thể, theo thông tư của Luật visa Việt Nam thì thời hạn của visa nhập cảnh Việt Nam là khoảng thời gian mà người ngoại quốc có quyền được lưu trú, đi lại và xuất nhập cảnh theo các quy định cụ thể của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Thời hạn của thị thực sẽ được ghi rõ trên visa hoặc trên con dấu lưu trú được đóng bởi sân bay, Đại sứ quán/Lãnh sự quán hoặc của Cơ quan xuất nhập cảnh trung ương và địa phương.
Hiện nay, công dân người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam với rất nhiều mục đích khác nhau như công tác, đầu tư kinh doanh, du lịch, thăm thân, làm việc lâu dài… Mà ở từng mục đích chuyến đi người ngoại quốc sẽ xin cấp loại thị thực phù hợp. Và theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ ngoại giao ở từng loại visa sẽ có thời hạn tạm trú, xuất nhập cảnh vào Việt Nam tương ứng.
Thời hạn của visa Việt Nam dành cho người nước ngoài là bao lâu?
Như đã phân tích phía trên, tùy vào mục đích của chuyến đi như du lịch, học tập, công tác, làm việc cũng như từng loại thị thực thời hạn của visa nhập cảnh Việt Nam sẽ khác nhau. Hiện nay, visa Việt Nam theo quy định được chia thành visa ngắn hạn và visa dài hạn. Từng loại visa sẽ có ký hiệu riêng để chỉ về đối tượng được cấp cũng như có thời hạn cụ thể như sau:
- Visa LS – Có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) hoặc tối đa 2 năm đối với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú. Được cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- Visa DL – Thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày) nhưng mỗi lần chỉ được tạm trú tối đa là 1 tháng (30 ngày) dành cho khách du lịch đến Việt Nam.
- Visa ĐT – ( Được phân thành ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) Có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng) được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
- Visa DN – ( Được chia thành DN1, DN2) Có thời thông thường là 3 tháng (90 ngày). Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, Người ngoại quốc chào chán dịch vụ, thực hiện các hoạt động theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Visa LĐ – (Bao gồm LĐ1, LĐ2) Có thời hạn tối đa 1 năm (24 tháng) hoặc 2 năm đối với với xin thẻ tạm trú. Được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, hay xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Visa EV– Loại thị thực điện tử này có thời hạn là 1 tháng (30 ngày)
- Visa SQ: Nếu người nước ngoài thuộc diện xin visa SQ thì có thời hạn thị thực không quá 30 ngày.
- Visa HN, DL: Với loại visa này người ngoài quốc có thời hạn không quá 03 tháng để lưu trú, xuất nhập cảnh tại Việt Nam.
- Visa VR: Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam vi có việc riêng thì xin visa loại này sẽ có thời hạn không quá 06 tháng.
- Visa NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT: có thời hạn không quá 12 tháng hoặc xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn dài hơn.
Có những cách nào để xin visa Việt Nam?
Sau khi tìm hiểu về thời hạn của visa nhập cảnh Việt Nam, thì hiện tại để xin thị thực Việt Nam người nước ngoài có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây:
- Cách 1: Xin thị thực Việt Nam tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán hay cơ quan ngoại giao của Việt Nam đặt tại nước sở tại.
- Cách 2: Xin visa nhập cảnh Việt Nam dưới hình thức xin công văn nhập cảnh và nhận visa tại sân bay, cửa khẩu quốc tế khi đến Việt Nam
- Cách 3: Làm visa điện tử Việt Nam (E-Visa) thông qua giao diện điện tử và nhận thị thực qua Email cá nhân.
Ở mỗi cách xin visa nhập cảnh Việt Nam đều có những quy định và thủ tục thực hiện riêng. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cũng như nắm vững các quy định của luật pháp thì mới tăng khả năng đậu visa.
Dịch vụ xin visa Việt Nam cam kết ĐẬU 100% tại Việt Uy Tín
Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thủ tục xin visa nhập cảnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam được quy định khắt khe, nghiêm ngặt hơn trước rất nhiều. Vì thế, thay vì tự bản thân hay nhờ người bảo lãnh xin thị thực nhập cảnh thì có một cách đơn giản, thuận tiện và nâng tỷ lệ đậu visa cao nhất chính là lựa chọn dịch vụ làm visa Việt Nam chuyên nghiệp tại Việt Uy Tín.
Với gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm dịch vụ visa Việt Nam, Việt Uy Tín mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách hàng:
- Sẵn sàng giải đáp, tư vấn mọi vấn đề thắc mắc về thủ tục, hồ sơ xin thị thực, thời hạn của visa phù hợp với nhu cầu, mục đích chuyến đi.
- Đội ngũ chuyên gia nắm vững các quy định về luật pháp Việt Nam, Luật visa, Luật quản lý xuất nhập cảnh
- Hoàn tất từ A-Z mọi trình tự, thủ tục làm visa xuất – nhập cảnh cho quý khách hàng, doanh nghiệp.
- Chi phí phù hợp, cam kết báo giá một lần duy nhất, không phí phát sinh.
- Tỷ lệ đậu hồ sơ, visa đạt 99%.