Mục lục bài viết
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, những năm gần đây nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng cao và thực tế cho thấy nguồn lao động nước ngoài đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài cần nắm rõ thủ tục tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam để tránh những vấn đề không mong muốn.
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải làm công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Nếu người lao động nước ngoài thuộc các đối tượng dưới đây thì doanh nghiệp không phải thực hiện các bước trên:
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, thời hạn tối đa 3 tháng
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để xử lý những sự cố có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh.
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật.
- Thân nhân của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định.

Xin cấp Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động
Doanh nghiệp khi tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động:
- Trường hợp đề nghị cấp giấy phép lao động: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương Binh – Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc
- Trường hợp được miễn giấy phép lao động: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ xác nhận miễn giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương Binh – Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc
Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế
- Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
- Bằng cấp.
- Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho vị trí làm việc ở Việt Nam.
- 03 ảnh (4cm x 6cm, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp trong vòng 6 tháng.
- Bản sao chứng thực hộ chiếu.
- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh.
Các giấy tờ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế
- Bằng đại học (Đối với chuyên gia) hoặc giấy Chứng nhận 01 năm đào tạo ( Đối với lao động kỹ thuật).
- 03 ảnh (4cm x 6cm, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp trong vòng 6 tháng.
- Bản sao chứng thực hộ chiếu.
- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh.
Các giấy tờ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.
Đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam:
Sau khi đã nhận được Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động thì doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam và hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Khi hoàn tất thủ tục tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp thông báo cho người lao động nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực ở Việt Nam
Việc nắm vững thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là rất quan trọng khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài. Trên đây là bài viết hướng dẫn Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nếu bạn nhu cầu về dịch vụ giấy phép lao động, dịch vụ thẻ tạm trú, dịch vụ visa nhập cảnh,… hãy gọi ngay đến hotline của Việt Uy Tín để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đừng chần chờ, hãy liên hệ ngay cho chuyên viên tư vấn của Việt Uy Tín
Gọi ngay HOTLINE: 0948 748 368 – 0917 67 1239