Mục lục bài viết
Theo quy định của nhà nước Việt Nam, bất cứ người lao động nước ngoài nào khi làm việc tại Việt Nam thì cần phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp phép. Tuy nhiên loại giấy phép này không được cấp vĩnh viễn mà chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nếu quá thời gian quy định giấy phép lao động này sẽ không còn hiệu liệu và bị thu hồi. Vậy trường hợp nào thì bị thu hồi giấy phép lao động? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây!!
Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động
Thu hồi giấy phép lao động được hiểu là giấy phép lao động của người lao động không hợp lệ theo quy định của nhà nước và bị cơ quan nhà nước thu hồi giấy phép đã được cấp trước đó.
Theo quy định của chính phủ Việt Nam tại Nghị Định 152/2020/NĐ-CP về quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trường hợp người lao động bị thu hồi giấy phép lao động gồm:
- Giấy phép lao động của người lao động hết thời hạn;
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động;
- Nội dung trong hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp trước đó;
- Không làm việc tương ứng với những nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
- Hợp đồng trong các lĩnh vực không đảm bảo, uy tín là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt;
- Công văn, văn bản của nhà nước thông báo về việc không tuyển dụng thêm người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Các tổ chức, doanh nghiệp, đối tác tại Việt Nam chấm dứt hoạt động với người lao động;
- Người lao động nước ngoài tại Việt Nam hoặc người sử dụng lao động không thực hiện, tuân thủ theo quy định của bộ luật lao động Việt Nam;
- Người nước ngoài khi lao động, làm việc tại Việt Nam có những hành vi phạm pháp, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Quy trình thu hồi giấy phép lao động
Trường hợp giấy phép lao động của người lao động hết hiệu lực, yêu cầu người sử dụng lao động phải thu hồi giấy phép lao động và mang đến nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ lúc giấy phép lao động bị hết hiệu lực, người sử dụng lao động phải nộp lại giấy phép lao động cho cơ quan đã cấp giấy phép. Khi nộp yêu cầu người sử dụng lao động phải kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi giấy phép lao động.
- Thời hạn 5 ngày sau đó, cơ quan chức năng phải có văn bản xác nhận đã nhận được giấy phép lao động hết hiệu lực từ người sử dụng lao động
Trường hợp giấy phép lao động bị thu hồi do người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động không thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật. Lúc này Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần phải ra quyết định và thông báo đến người sử dụng lao động về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. Giấy phép lao động sau khi bị thu hồi sẽ phải nộp lại tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau khi thu hồi, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải văn bản xác nhận về việc đã thu hồi và đưa ra quy định cụ thể về thủ tục thu hồi giấy phép lao động.

Hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép lao động
Người sử dụng lao động cần phải thu hồi lại giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và chuẩn bị giấy tờ,hồ sơ sau:
- Bản gốc của giấy phép lao động đã được cấp
- Văn bản ghi rõ lý do của việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động
Trên đây, Việt Uy Tín đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các hợp thu hồi giấy phép lao động, quy trình cũng như hồ sơ chuẩn bị cho thủ tục thu hồi giấy phép lao động. Đây là những thông tin cần thiết bạn cần phải ghi nhớ, nếu như bạn là lao động nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt nam. Việt uy Tín luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc dành cho quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí về các thủ tục, giấy tờ liên quan đến pháp lý, công chứng và dịch thuật.