Mục lục bài viết
Giấy phép lao động là một loại văn bản cho phép người lao động nước ngoài vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam và là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài. Cũng như một số giấy tờ quan trọng khác, thời hạn của giấy phép lao động cũng được quy định theo luật pháp Việt Nam, có nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định, giấy phép lao động sẽ không còn có hiệu lực. Vậy thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu? Sau đây dịch vụ visa Việt Uy Tín xin được giải đáp thắc mắc này cho các bạn
Đối với trường hợp giấy phép lao động được cấp mới
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm và phụ thuộc phần lớn vào hình thức mà người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể là một trong các trường hợp sau đây:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ được ký kết
- Thời hạn của người lao động được cử bởi bên nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam
- Thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ được ký kết giữa đối tác Việt Nam và bên nước ngoài
- Thời hạn được nêu trong văn bản cử người lao động vào Việt Nam của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với mục đích đàm phán cung cấp dịch vụ
- Thời hạn đã được xác nhận trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Đối với trường hợp giấy phép lao động được cấp lại
- Đối với trường hợp giấy phép lao động được cấp lại do bị mất, hỏng hoặc nội dung ghi trong giấy phép lao động cần được thay đổi thì thời hạn của giấy phép lao động này bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc.
- Đối với trường hợp giấy phép lao động sắp hết thời hạn (thời hạn còn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày) thì thời hạn của giấy phép lao động này sẽ được tính như trường hợp giấy phép lao động được cấp mới.
Những lưu ý về thời hạn của giấy phép lao động
- Giấy phép lao động sẽ được thu hồi khi hết thời hạn của giấy phép lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động và nộp lại cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội kèm văn bản nêu rõ trường hợp thu hồi.
- Khi cần gia hạn giấy phép lao động ( hay còn gọi là cấp lại giấy phép lao động) phải lưu ý thời hạn của giấy phép lao động còn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày. Nếu giấy phép lao động đã hết thời hạn thì phải làm thủ tục cấp mới giấy phép lao động.
- Nếu người sử dụng lao động vẫn để người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc khi giấy phép lao động đã hết hạn thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:
- Xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- Xử phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- Xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
- Ngoài ra, Doanh nghiệp sử dụng lao động vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng và người lao động nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về thời hạn của giấy phép lao động của Việt Uy Tín. Có thể thấy, thời hạn của giấy phép lao động là yếu tố rất quan trọng trong giấy phép lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ xin giấy phép lao động, dịch vụ làm thẻ tạm trú, dịch vụ visa nhập cảnh, Dịch vụ làm lý lịch tư pháp, dịch vụ đổi bằng lái xe,… hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline của Việt Uy Tín để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.