Mục lục bài viết
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là một trong những tài liệu quan trọng nhằm xác minh thông tin của một cá nhân. Thủ tục thực hiện phiếu này đòi hỏi sự chính xác và đầy đủ về thông tin cá nhân. Vì lý do đó, việc tìm hiểu về các yêu cầu và hướng dẫn là cực kỳ quan trọng. Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về phiếu lý lịch tư pháp số 2 và quy trình đăng ký nhé!
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu thể hiện đầy đủ các án tích chưa xóa hoặc đã xóa của một cá nhân. Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn thể hiện lệnh cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp. Đối tượng được cấp bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp theo yêu cầu của cá nhân. Qua đó cá nhân có thể biết mình có đủ điều kiện xin visa, xin việc làm tại Việt Nam hay không.
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất
Hiện nay, theo quy định luật lý lịch tư pháp 2009 có nêu, trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Vì vậy, cá nhân có nhu cầu làm lý lịch tư pháp số 2 phải tự mình thực hiện.
Quý khách có thể tải về mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo đường link dưới đây:
🔽Tải xuống: Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2
Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2
Theo Điều 43 của Luật Lý lịch tư pháp 2009, nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:
➤ Thông tin cá nhân: Thông tin bao gồm họ, tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân. Ngoài ra, cá nhân cũng cần cung cấp thông tin hộ chiếu, cũng như họ tên của cha, mẹ, vợ, chồng.
➤ Tình trạng án tích:
- Đối với người không bị kết án: Thông tin ghi trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 là “không có án tích”.
- Đối với người đã bị kết án: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần đề rõ các thông tin về án tích và thời điểm xoá án tích. Với những án tích chưa được xóa, cần ghi cụ thể ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, toà án nào đã tuyên bản án. Ngoài ra, tội danh, điều khoản luật áp dụng, hình phạt chính và bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí và tình trạng thi hành.
➤ Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Đối với người không bị cấm: Cá nhân cần ghi “không bị cấm” trong phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Đối với người bị cấm: Các thông tin cần ghi rõ bao gồm: chức vụ bị cấm, thời hạn không được thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp hợp tác xã.
Lưu ý: Trong trường hợp bị kết án bằng nhiều bản án khác nhau, thông tin về án tích được ghi theo thứ tự thời gian.
Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2
Việt Uy Tín đã tổng hợp thông tin về thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 bên dưới để bạn đọc có thể tham khảo:
1. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cơ quan tố tụng
Cơ quan tố tụng có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân cần ghi rõ các thông tin như:
- Thông tin cá nhân của người cần cấp phiếu: Họ và tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú.
- Thông tin cá nhân của người thân người cần cấp phiếu: Họ và tên của người thân như vợ, chồng, cha, mẹ.
Ngoài điền đủ thông tin, thông tin ghi trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần phải đảm bảo chính xác. Sau đó gửi đến cho Sở tư pháp nơi bạn đang tạm trú/thường trú. Ngoài ra, bạn có thể gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nếu không xác định được nơi ở thường trú/tạm trú của mình.
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân
Cá nhân có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Tờ khai cần điền thông tin đầy đủ và chính xác.
- Bản chụp CCCD/CMND hoặc hộ chiếu: Người cần cấp phiếu cần xuất trình thêm bản gốc hoặc bản sao công chứng để đối chiếu thông tin.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Cá nhân có thể đến nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp và đóng phí. Sau đó nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo đúng thời gian đã ghi trên phiếu.
Quy trình đăng ký Phiếu lý lịch tư pháp online
Ngoài việc thực hiện thủ công như trên, người làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng có thể thực hiện Online, xem thêm hướng dẫn chi tiết trong phần bên dưới!
Cách 1: Đăng ký Phiếu lý lịch tư pháp online trên website Bộ Tư pháp
Bước 1: Truy cập trực tiếp vào website của Bộ Tư pháp theo đường link sau: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home. Tại giao diện hiện ra, tiến hành chọn đối tượng nộp hồ sơ phù hợp:
- Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú trong nước
- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
- Người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam
Tiếp theo tiến hành chọn nơi thường trú/ tạm trú (Hiện tại Bộ Tư pháp ở Thành phố Hà Nội).
Bước 2: Giao diện sẽ được chuyển sang phần hướng dẫn quy trình thực hiện (Nhập tờ khai và tra cứu).
Bước 3: Tiến hành nhập thông tin tờ khai và thông tin chuyển phát kết quả.
Cách 2: Đăng ký Phiếu lý lịch tư pháp online trên Cổng Dịch Vụ Công
Từ ngày 01/10/2022, Hồ sơ đăng ký Phiếu lý lịch tư pháp ở tỉnh/thành phố đã được chuyển sang Cổng dịch vụ công của từng địa phương. Trên website của Cổng dịch vụ công cũng đã có thông tin hướng dẫn chi tiết cũng như quy trình nộp hồ sơ và trả kết quả:
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn đăng ký tại đây.
Bước 2: Chọn cơ quan thực hiện (Tỉnh/thành phố, Sở Tư pháp).
Bước 3: Tiến hành chọn Nộp trực tuyến và đăng nhập tài khoản “Định danh điện tử” hoặc tài khoản “Cổng DV công”.
Bước 4: Tiến hành nhập đầy đủ thông tin và nhấn Tiếp tục.
Trên đây là phần quy trình đăng ký phiếu lý lịch tư pháp online đã được Việt Uy Tín tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tìm dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp số 2. Đừng ngần ngại liên hệ tới Việt Uy Tín để được tư vấn và trợ giúp nhé.
Một số câu hỏi thường gặp
Việc làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thể gây bối rối cho người mới làm lần đầu. Tuy nhiên, nếu được cung cấp thông tin và hướng dẫn đầy đủ thì việc xin lý lịch tư pháp sẽ không còn quá khó. Hiểu được điều đó, Việt Uy Tín tổng hợp câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề về phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được thể hiện rõ trên phiếu. Thời gian sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau tùy vào từng trường hợp và lĩnh vực. Theo Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định:
- Đối với người Việt Nam muốn nhận con nuôi tại Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ được nộp cùng hồ sơ xin nhận con nuôi và có thời hạn không quá 6 tháng.
- Đối với người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam sang nước ngoài làm con nuôi: Thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp số 2 không quá 12 tháng tính từ lúc nộp hồ sở tại Cục con nuôi.
- Đối với người dự kiến sẽ đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam: Thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp số 2 không quá 6 tháng tính từ lúc nộp hồ sở tại Cục con nuôi.
Trong Luật quốc tịch năm 2008 cũng có đề cập đến thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2. Luật này đề cập đến thời hạn sử dụng phiếu đối với trường hợp xin nhập tịch, xin thôi quốc tịch và xin nhập tịch trở lại tại Việt Nam. Theo đó, phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn 90 ngày tính từ lúc cấp đến lúc nộp hồ sơ.
Lý lịch tư pháp số 2 xin ở đâu?
Tùy theo từng đối tượng mà địa điểm xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ khác nhau. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009.
Đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp | Cơ quan có thẩm quyền |
Công nhân người Việt Nam đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam | Sở tư pháp gần nhất nơi tạm trú, thường trú |
Công dân của Việt Nam nhưng hiện đang học tập, làm việc, sinh sống tại nước ngoài | Sở tư pháp gần nhất nơi tạm trú, thường trú trước khi ra ra nước ngoài |
Công dân của Việt Nam nhưng không biết nơi tạm trú, tạm vắng | Trung tâm lý lịch tư pháp |
Người nước ngoài hiện đang học tập, làm việc, cứ trú tại Việt Nam. | Sở tư pháp gần nhất nơi tạm trú, thường trú |
Người nước ngoài đã từng học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam | Trung tâm lý lịch tư pháp |
Cá nhân cần xem xét mình thuộc trường hợp nào và cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 tương ứng. Như vậy, bạn sẽ tránh mất thời gian khi nộp hồ sơ nhưng bị từ chối dẫn đến.
Lý lịch tư pháp số 2 đi Mỹ có thời hạn bao lâu?
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng bang, phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn từ 6 tháng đến một năm. Đây là giấy tờ cần thiết để nộp cùng hồ sơ khi có nhu cầu xin định cư tại Mỹ.
Đối tượng làm lý lịch tư pháp số 2 là ai?
Các đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:
- Cơ quan tiến hành tố tụng.
- Công dân của Việt Nam.
- Người nước ngoài đã và đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Làm lý lịch tư pháp số 2 cần những gì?
Để làm phiếu lý lịch tư pháp số 2, bạn cần chuẩn bị các thông tin và tài liệu sau đây:
- Đơn xin làm lý lịch tư pháp số 2
- Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu
- Bản sao hộ khẩu (Có thể thay thế bằng giấu chứng nhận tạm trú/thường trú)
Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp rất quan trọng để đảm bảo quá trình xử lý diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng.
Kết luận
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là một trong những bước quan trọng khi xin visa hoặc việc làm tại Việt Nam. Hy vọng bài viết trên của Việt Uy Tín đã giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các yêu cầu và quy trình liên quan đến lý lịch tư pháp. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại xem thêm những bài viết khác trên trang của Việt Uy Tín.