Mục lục bài viết
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 2? Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có án tích hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!!
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có án tích không?
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được hiểu là một phiếu lý lịch ghi đầy đủ các thông tin về các án tích bao gồm án tích đã được xóa, án tích chưa được xóa,… do cơ quan cấp để tiến hành tố tụng, hoặc cá nhân có nhu cầu biết lý lịch cá nhân của bản thân.
Những nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần phải có
Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm có:
- Về thông tin cá nhân phải có đầy đủ thông tin sau: Họ và tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tích, nơi cư trú, số CCCD, CMND, hộ chiếu,…
- Về tình trạng án tích:
- Đối với trường hợp người không bị kết án thì nội dung được ghi trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 là “không có án tích”;
- Đối với trường hợp người đã bị kết án thì ghi đầy đủ thông tin án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Theo Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định tại điều 44 cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
- Trung tâm lý lịch tư pháp của quốc gia;
- Sở Tư pháp;
- Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Đối với trường hợp xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc sở tư pháp phải có trách nhiệm xác minh về điều kiện đã được đáp ứng hay chưa trước khi thực hiện xóa án tích.
Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp sau khi cấp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Hồ sơ đầy đủ khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm:
- Tờ khai ( theo mẫu) yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp sổ hổ khẩu, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Quy định tại Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được thực hiện như sau:
- Tại khoản 2 điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 cơ quan tiến hành tố tụng gửi văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến Sở tư pháp tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì cần phải gửi văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu cấp phiếu phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân theo quy định của bộ luật.
- Trong trường hợp cấp bách, người phụ trách cơ quan thụ lý có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax, … và có trách nhiệm làm đơn yêu cầu trong thời hạn 02 ngày. Phiếu lý lịch tư pháp.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định trong bao lâu?
Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã sinh sống ở nhiều nơi, sinh sống có thời hạn ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này thì phải xác minh điều kiện xóa án tích. Đối với các điều kiện được giảm, miễn án tích quy định tại khoản 3 Điều 4 thì thời hạn không quá 15 ngày.
Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trên đây, Visa Việt Uy Tín đã cung cấp cho bạn thông tin về nội dung, thủ tục,… của phiếu lý lịch tư pháp số 2. Mọi thắc mắc của quý khách hàng hoặc có nhu cầu về dịch vụ lý lịch tư pháp có thể liên hệ ngay với Việt Uy Tín để được tư vấn miễn phí.