Mục lục bài viết
Lý lịch tư pháp là một trong những giấy tờ quan trọng cần phải có trong hồ sơ xin visa, xin giấy phép lao động, kết hôn, nhận con nuôi, xuất khẩu lao động… Tuy nhiên, theo quy định thì lý lịch tư pháp sẽ chỉ được cấp cho những đối tượng đủ điều kiện và còn có những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp bởi vì nhiều lý do khác nhau. Nếu bạn là công dân Việt Nam hay người nước ngoài đang có ý định xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý quy định những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ sở pháp lý tại Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 ban hành cụ thể những đối tượng được yêu cầu cấp lý lịch tư pháp cũng như những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 52 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại nếu có căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan chức năng là trái pháp luật.
Các đối tượng được quyền yêu cầu làm lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là tờ lý lịch thể hiện rõ những thông tin về một cá nhân có bản án hay không, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Và tại Điều 7 của Luật Lý lịch Tư pháp 2009 quy định cá nhân hoặc tổ chức có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc những trường hợp sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang định cư, lưu trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình với mục đích du học, kết hôn, nhận con nuôi, xuất cảnh…
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác.
Những trường hợp không được xin lý lịch tư pháp
Như vậy, dù là công dân Việt Nam hay người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam đều có quyền yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, theo luật lý lịch tư pháp vẫn có những trường hợp không được xin lý lịch tư pháp, bao gồm:
Trường hợp 1: Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền
Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp cho cá nhân hoặc tổ chức thuộc về trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp. Điều này, đồng nghĩa với việc những cơ quan ủy ban thuộc cấp xã, phường, huyện hoàn toàn không có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp lý lịch tư pháp cho người dân.
Cùng với đó, theo quy định thì trung tâm lý lịch tư pháp và Sở tư pháp sẽ chịu trách nhiệm quản lý, tiếp nhận hồ sơ và cấp lý lịch tư pháp cho từng đối tượng, trường hợp thuộc thẩm quyền. Cụ thể:
Trung thâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp lý lịch tư pháp cho:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;
Sở Tư pháp có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Do đó, để tránh tránh trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp bạn cần tìm hiểm thật kỹ mình đang nằm trong trường hợp nào nêu trên để gửi hồ sơ lên đúng cơ quan có thẩm quyền thì yêu cầu của bạn mới được giải quyết.
Trường hợp 2: Người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Luật lý lịch tư pháp 2009 đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện
- Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. Nhưng cần chứng minh quan hệ nhân thân bằng các giấy tờ, tài liệu do cơ quan nhà nước xác nhận.
Do đó, người được ủy quyền sẽ không thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người khác nếu bạn không có giấy ủy quyền hợp pháp hoặc không có đầy đủ giấy tờ chứng minh bạn là cha, mẹ, vợ chồng còn của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Ngoài những trường hợp không được xin lý lịch tư pháp trên đây, thì đôi khi nguyên nhân bạn bị cơ quan thẩm quyền từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp còn do hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc có tính giả mạo. Thủ tục, quy trình xin cấp phiếu lý lịch tư pháp còn khá phức tạp và khó khăn nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc tìm hiểu không kỹ thì quá trình xin lý lịch tư pháp sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, dịch vụ visa Việt Uy Tín chính là giải pháp hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong việc chuẩn bị hồ sơ, dễ dàng được cấp lý lịch tư pháp cũng như không rơi vào những trường hợp không được xin lý lịch tư pháp. Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu về luật lý lịch tư pháp cùng quy trình làm việc linh hoạt Việt Uy Tín luôn là sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.