Mục lục bài viết
Nhu cầu về việc xin cấp lý lịch tư pháp hiện nay thì ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, vì nhiều người làm việc và sinh sống xa nhà, xa địa phương nên có khá là băn khoăn về vấn đề làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không?
Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp Quý khách và cung cấp thêm những thông tin cụ thể về thủ tục làm lý lịch tư pháp để Quý khách có thể hiểu rõ hơn nhé.
Làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không?
Theo Luật Lý lịch tư pháp 2009 căn cứ tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 45 thì việc nơi nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:
- Công dân Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú;hoặc nộp tại Sở tư pháp nơi tạm trú trong trường hợp không có nơi tạm trú.
- Người nước ngoài sinh sống, làm việc và cư trú tại Việt Nam theo như yêu cầu thì cần phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi mà Quý khách hiện đang cư trú
- Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì cần phải gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp nếu không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Dựa vào những căn cứ, quy định của pháp luật ở trên thì việc làm lý lịch tư pháp cho người ngoại tỉnh là không thể. Quý khách chỉ có thể xin làm lý lịch tư pháp tại địa phương nơi Quý khách đăng ký hộ khẩu thường trú. Sở tư pháp tỉnh nơi Quý khách đăng ký thường trú sẽ là nơi có quyền thụ lý hồ sơ và cấp Phiếu lý lịch cho Quý khách khi có nhu cầu.
Điều kiện để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Về điều kiện làm lý lịch tư pháp cho người ngoại tỉnh phải căn cứ theo khoản 1 Điều 41 và Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
- Quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 7 của bộ luật thì cá nhân, cơ quan, tổ chức được cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam có quyền được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Phiếu lý lịch tư pháp sẽ được cấp để đảm bảo cho việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử trong trường hợp cơ quan, tổ chức,… nào đó tiến hành tố tụng, tranh chấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,…có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý, thành lập doanh nghiệp,…
Thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào?
Để thực hiện, cũng như xin cấp lý lịch tư pháp tại nơi thường trú, thì Quý khách cần phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và cần phải thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước các loại giấy tờ, hồ sơ để tiến hành xin lý lịch tư pháp
- Bản tờ khai yêu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp, photo của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tại Sở tư pháp nơi thường trú
- Trường hợp Quý khách không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú
- Nếu Quý khách cư trú ở nước ngoài thì phải nộp hồ sơ, giấy tờ tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần phải gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
Bước 3: Sau khi hoàn tất các bước Quý khách tiến hành nộp lệ phí theo quy định, nhận giấy hẹn và đến nhận kết quả theo như thông tin trong giấy hẹn đề cập.
Qua bài viết ở trên, Việt Uy Tín đã giúp Quý khách giải đáp thắc mắc làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không? Điều kiện, thủ tục của việc làm thủ tục tư pháp như thế nào. Nếu như Quý khách còn có những thắc mắc nào đó thì hãy liên hệ ngay với Việt Uy Tín để được giải đáp và tư vấn miễn phí.