Mục lục bài viết
Nổi tiếng với sự thông minh, tài giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người Ấn Độ luôn được chào đón bởi những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng tương tự như những kỹ sư, chuyên gia từ các quốc gia khác, khi đến Việt Nam làm việc thì người Ấn Độ cần phải được tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động cho người Ấn Độ tại TP HCM để có thể làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam.
Điều kiện để người Ấn Độ được cấp giấy phép lao động
- Người Ấn Độ từ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh tâm thần, các bệnh có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Người Ấn Độ có sức khỏe phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc.
- Người Ấn Độ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Người Ấn Độ được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động Ấn Độ.
- Người Ấn Độ không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Ấn Độ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người Ấn Độ
- Đơn xin cấp giấy phép lao động cho người Ấn Độ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội
- Giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc Ấn Độ cấp.
- Lý lịch tư pháp được cấp tại Ấn Độ hoặc cấp tại Việt Nam. Trường hợp cấp tại Ấn Độ cần được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy tờ chứng minh người lao động Ấn Độ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giáo viên, giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc.
- 2 ảnh thẻ ( kích cỡ 4cm x 6cm nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng)
- Bản sao hộ chiếu của người lao động Ấn Độ
Trình tự làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người Ấn Độ
Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp mời, bảo lãnh người Ấn Độ nộp hồ sơ đề nghị làm giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội ít nhất 20 ngày kể từ ngày người lao động Ấn Độ dự kiến làm việc.
Địa chỉ Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh: 159 Pasteur, Quận 3, TP HCM
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội sau khi nhận được hồ sơ đề nghị làm giấy phép lao động đầy đủ và hợp lệ sẽ cấp giấy phép lao động cho người Ấn Độ trong thời hạn 15 ngày làm việc. Nếu hồ sơ bị từ chối thì phải có văn bản trả lời lý do không cấp giấy phép lao động
Bước 3: Người đại diện của doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động Ấn Độ phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam sau khi người lao động Ấn Độ được cấp giấy phép lao động. Trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng đến Sở Lao động – Thương binh – Xã hội đã cấp giấy phép lao động cho người Ấn Độ.
Trên thực tế, thủ tục xin giấy phép lao động cho người Ấn Độ còn khá rườm rà, phức tạp, và thường xuyên có sự thay đổi, cần có sự am hiểu về luật. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp bảo lãnh và người Ấn Độ sang làm việc tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động cho người Ấn Độ để tiết kiệm thời gian và công sức làm thủ tục.